Từ xa xưa người ta vẫn cho rằng uống trà nóng cùng trong và sau các bữa ăn thay vì với nước nguội và nước hoa quả sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn và giúp giảm cân. Tạp chí Prevention (Phòng bệnh) thừa nhận rằng điều này là đúng và giải thích vì sao.
Lời đồn hay sự thật?
Trong văn hoá phương đông, người ta thường uống trà trong và sau các bữa ăn. Dựa trên thói quen này, một bức thư điện tử đã lan truyền thông tin rằng dùng các loại nước (dung dịch) lạnh trong và sau các bữa ăn sẽ làm đông đặc lại những phần thức ăn chứa nhiều mỡ, làm chậm và cản trở quá trình tiêu hoá.
Theo bức thư này, nước lạnh phản ứng với các acid giúp cho dễ tiêu hoá và hấp thụ nhanh hơn các thức ăn rắn cũng như các loại chất béo đặc do đó thức ăn tồn tại lâu hơn trong thành ruột, khó tiêu hoá. Ngược lại, một chén trà âm ấm dùng trong hoặc sau bữa ăn sẽ rất có lợi cho tiêu hoá và làm tan các chất béo khiến chúng tiêu hoá nhanh đồng thời giúp giảm cân.
Sự thật
Bác sĩ, Pedro Lôbo de Vale, cho rằng "sự rối loạn tiêu hoá có thể là bởi uống các loại nước ở nhiệt độ thấp gây ra chấn động nhiệt trong khoang miệng." Tuy nhiên, thông tin cho rằng nước lạnh làm đông đặc những phần thức ăn chứa mỡ, giảm sự tiêu hoá là "chắc chắn không chính khác" vì "trong một bữa ăn, không chỉ có mỗi chất béo được sử dụng (và rấ nhiều trong số chúng đã được ăn vào bụng đã là rắn hoặc là một phần cấu tạo nên thức ăn đó), vì thế mà thậm chí có nuốt phải thức ăn này cũng không gây hại gì cho dạ dạy cả."
Theo bác sĩ này, việc uống nước, miễn là không quá lạnh hoặc quá nóng đều giúp tiêu hoá tốt hơn nhưng không giúp tán mỡ hoặc giúp chúng tiêu hoá nhanh hơn vì chúng không thể hoà tan trong nước."
Bên cạnh đó, cho dù chất béo bị đông đặc lại bởi gặp nước lạnh uống vào thì nhiệt độ cơ thể sẽ trở lại rất nhanh và các chất béo này sẽ trở lại dạng lỏng, quan trọng hơn nữa là "chất lỏng khi vào cơ thể, ngay đến kem, sẽ không còn ở nhiệt độ ban đầu khi chạm đến ruột, nơi mà sự tiêu hoá và hấp thu chất béo diễn ra," bác sĩ này nhấn mạnh.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét